Xem giá, tồn kho ở: Hà Nội
Sản phẩm đã xem
Kinh nghiệm hay & Tin khuyến mãi 0888676728Tổng đài 24/7

Giải đáp những thắc mắc khi sử dụng máy đo đường huyết tại nhà

Sử dụng máy đo đường huyết tại nhà giúp bạn có thể chủ động trong việc tự kiểm tra, theo dõi lượng đường huyết ngay tại nhà. Tuy nhiên với những người chưa quen sử dụng hoặc đang có ý định mua máy sẽ có nhiều điều băn khoăn. Hãy cung thietbiyte.info giải đáp nhưng thắc mắc khi sử dụng máy đo đường huyết tại nhà qua bài viết dưới đây.

1. Máy đo đường huyết tại nhà có dễ dùng không?

Cách sử dụng máy đo đường huyết có thể không khó nhưng bạn cần thao tác từng bước thật cẩn thận để nhận được kết quả đo chính xác nhất. Hầu như tất cả các máy đo đường huyết tại nhà có quy trình chung như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị: Máy đo đường huyết, kim lấy máu, que thử, bông gòn, cồn sát khuẩn, nước ấm và xà phòng rửa tay.
  • Bước 2:  Vệ sinh tay và vị trí lấy máu: Xác định phần đầu ngón tay cần lấy máu sau đó vệ sinh thật sạch vị trí này bằng xà phòng rửa tay hoặc cồn 70 độ để loại bỏ vi khuẩn.
  • Bước 3: Chuẩn bị que thử: Mở nắp lọ đựng que thử, lấy 1 que sử dụng và đóng nắp ngay lập tức để hạn chế không khí lọt vào. Lắp que thử vào đầu máy đo đường huyết. Và khi này máy sẽ tự khởi động.
  • Bước 4: Gắn và điều chỉnh kim lấy máu: Vệ sinh kim lấy máu thật sạch, sau đó gắn kim vào bút lấy máu. Sau khi gắn kim vào khe phát ra tiếng “cách” thì tiến hành điều chỉnh kim vào mức phù hợp để đạt độ sâu thích hợp với da của người được lấy máu.
  • Bước 5: Tiến hành lấy máu đo đường huyết:  Bấm nhẹ nắp bút để kim hướng vào tay để lấy máu. Bóp nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông dễ dàng hơn. Dùng que thử chấm vào phần máu vừa lấy cho đến khi máu thấm vào que. 
  • Bước 6: Đọc và lưu lại kết quả: Chờ khoảng 5 giấy tuỳ từng loại máy thì kết quả sẽ hiển thị lên màn hình ở dạng mmol/l hoặc mg/dl.Lưu lại kết quả hiển thị trên màn hình và so sánh với kết quả lần đo trước để xác định tình hình hiện tại và có phương pháp điều trị thích hợp.

2. Lượng máu đo bao nhiêu là đủ đo đường huyết tại nhà?

Lượng máu sử dụng để đo phụ thuộc vào loại máy bạn sử dụng. Các bạn nên tham khảo và tư vấn kỹ về sản phẩm về loại máy mình sẽ sử dụng. Bạn nên chọn các loại  máy đo đường huyết cần lượng máu ít để giảm thiểu bị đau khi lấy máu. Thông thường lượng máu lấy ra trung bình chỉ là giọt máu lấy ra từ ngón tay khoảng 0.5- 0.6 μL là đủ.


3. Máy đo tiểu đường tại nhà có cho kết quả chính xác không ?

Nếu bạn chọn các loại máy đo đường huyết có xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín thì kết quả khá chuẩn chênh lệch tầm 10 % so với bệnh viện

Khi sử dụng máy đo đường huyết tại nhà mà cho kết quả sai thì nguyên nhân có thể là do thao tác sai , que thử hết hoặc máy quá kém chất lượng cần thay mới.

4. Bao lâu nên đo đường huyết?

Điều này phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Nếu với người chưa từng có tiền sử bệnh tiểu đường thì có thể 6 tháng kiểm tra 1 lần.

Còn với những người đang bị tiểu đường thì cần mua ngay một bộ máy đo đường huyết cùng que thử đường huyết để có thể kiểm tra thường xuyên. Thời gian cụ thể bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ. 

5. Đo đường huyết vào thời gian nào

Thời gian thử tốt nhất là trước khi ăn sáng, tiếp theo đó 1-2 tiếng sau khi ăn sáng nên thử lại, mục đích kiểm tra sau bữa ăn là để xem khẩu phần ăn của bạn có làm tăng lượng đường trong máu hay không nhé.

6. Ý nghĩa các chỉ số trên máy đo đường huyết tại nhà

Nhiều người còn băn khoăn chưa hiểu rõ các chỉ số trên máy đo. Dưới đây là bảng theo dõi chỉ số đường huyết theo khuyến cáo từ Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) giúp bạn dễ dàng hiểu đường tình trạng đường huyết hiện tại của cơ thể.


7. Đường huyết ở mức bao nhiêu là nguy hiểm?

Mức đường huyết trước khi ngủ dậy là 90mg – 130mg/dL( 5-7 mmol/L).

Còn trước bữa ăn dao động khoảng từ 70mg/dL đến 130mg/dL (4-7mmol/L).

Mức đường huyết có thể tăng sau 1- 2h ăn nhưng không vượt quá 180mg/dL.

Trước khi đi ngủ mức đường huyết tốt nhất nằm trong khoảng từ 110 mg/dL đến 150mg/dL.

8. Cách lưu lại các chỉ số đo đường huyết tại nhà

 Bạn hãy lựa chọn một chiếc máy đo đường huyết có khả năng lưu trữ tốt. Tính năng này sẽ giúp bạn ghi nhận lại thời gian và kết quả của mỗi lần đo, từ đó sẽ cho bạn biết việc tăng/giảm đường huyết theo thời gian. Sau khi thử đường bạn vô phần cài đặt chọn lưu trữ kết quả để tiện so sánh cho lần tiếp theo bạn nhé.

Đối với các dòng máy không có chức năng lưu trữ, bạn nên viết lại trên giấy hoặc trên điện thoại để giữ thông tin.


9. Nên mua que thử như nào?

Bạn nên mua que thử chính hãng theo máy. Khi chọn mua máy bạn nên kiểm tra hạn sử dụng, bảo quản với điều kiện như thế nào.Hãy chọn que thử có vùng lấy máu rộng, que thử cần ít máu mỗi lần đo. Đặc biệt khi hết que thì việc mua mới có dễ dàng hay không.

10. Nên mua loại máy đo đường huyết nào?

Thị trường máy đo đường huyết rất phong phú, để trả lời thắc mắc nên mua loại nào tốt bạn nên tham khảo bài viết 9 tiêu chí quan trọng khi mua máy đo đường huyết tại nhà để lựa chọn một chiếc máy phù hợp.

Cách sử dụng máy thử đường huyết khá đơn giản và có thể phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Tốt nhất bạn hãy luôn tham khảo tư vấn của bác sỹ để có thể sử dụng máy đúng cách và hiệu quả nhất.

Đánh giá Giải đáp những thắc mắc khi sử dụng máy đo đường huyết tại nhà

0 Chưa có đánh giá
5
4
3
2
1

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.

Đang tải ...